Britannica Education sẵn sàng hỗ trợ phát triển kho học liệu giáo dục Việt Nam

Britannica Education là tổ chức xuất bản hệ thống Bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới. Với kho học liệu lớn cho giáo dục, trong đó có học liệu điện tử, tổ chức này đang phối hợp với nhiều quốc gia, lãnh thổ triển khai chuyển đổi số trong giáo dục. Kể từ giữa năm 2022 tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác Bộ GD&ĐT Việt Nam đã có buổi làm việc với tổ chức này.

Britannica Education sẵn sàng hỗ trợ phát triển kho học liệu giáo dục Việt Nam

Với các giải pháp từ Britannica Education, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mối quan tâm đến lĩnh vực khảo thí; khoa học về kiểm tra đánh giá; đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó có dạy học ngoại ngữ và tin học.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc có được nguồn học liệu tốt, đầy đủ cho học sinh là rất quan trọng.

Hiện trạng nguồn học liệu tại Việt Nam

Hiện nay, nguồn học liệu cho học sinh Việt Nam đã tương đối tốt so với trước đây; tuy nhiên so với mục tiêu của ngành Giáo dục thì vẫn còn hạn chế. Đặc biệt ở khu vực miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thư viện trường học còn nghèo nàn, học sinh thiếu nguồn học liệu kể cả ở dạng sách giấy và điện tử.

Với thành phố lớn, học liệu liên quan đến trang bị kiến thức, kỹ năng nói chung mà học sinh, sinh viên toàn thế giới cần có vẫn còn hạn chế. Do đó, ngành Giáo dục có kế hoạch ưu tiên nguồn lực và các chính sách để phát triển hệ thống thư viện trường học, gia tăng các học liệu.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Britannica Education trong việc gia tăng kho học liệu, nhất là các học liệu giúp học sinh học ngoại ngữ, làm quen với công nghệ thông tin và những vấn đề về văn hóa của các quốc gia trên thế giới.

Britannica Education sẵn sàng hỗ trợ phát triển kho học liệu giáo dục Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn đại biểu của Bộ GD&ĐT làm việc với tổ chức Britannica Education.

Cùng với đó, Bộ trưởng cũng đề xuất Britannica Education hỗ trợ trong các phương diện về công cụ, phương tiện, học liệu, kỹ năng, giúp mở rộng, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; bởi đây là công cụ quan trọng để học sinh Việt Nam hội nhập với thế giới trong thời gian ngắn nhất có thể.

Nhân dịp này, Bộ trưởng đề cập đến 3 “bài toán” mong Britannica Education chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, đó là: Nâng cao khả năng dạy học, thiết kế bài giảng tích hợp cho giáo viên; vấn đề liên quan đến giáo viên dạy song ngữ và giải pháp giúp học sinh dân tộc ít người học tập hiệu quả khi các em vừa học tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông, kèm thêm mong muốn được học cả tiếng Anh…

Cam kết từ Britannica Education

Với những “bài toán” Bộ trưởng chia sẻ, phía Britannica Education khẳng định đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà còn thường gặp ở nhiều nước trên thế giới. Đại diện tổ chức này khẳng định mình có giải pháp hỗ trợ, cũng như sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành những vấn đề giáo dục khác mà Bộ trưởng đưa ra.

Bách khoa toàn thư Britannica (Encyclopaedia Britannica) là một trong những bộ Bách khoa toàn thư tổng hợp lớn có uy tín bậc nhất của thế giới, cho đến nay đã phát hành ra hơn 100 quốc gia. Bách khoa toàn thư Britannica sắp tới sẽ được phát hành tại Việt Nam.

Britannica Education sẵn sàng hỗ trợ phát triển kho học liệu giáo dục Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đại diện Britannica Education trao tặng quà lưu niệm tại buổi gặp mặt.

Đôi nét về Britannica Education

Phiên bản bách khoa toàn thư Britannica đầu tiên do ba học giả người Anh biên soạn tại Scotland vào năm 1768 gồm: W. Smellie, A. Bell và C. Macfarquhar, xuất bản vào năm 1771, tổng cộng 3 quyển.

Vào năm 1768, Hãng xuất bản Bách khoa toàn thư Britannica (Encyclopaedia Britannica, Inc) là một hãng xuất bản mang tầm quốc tế, chủ yếu xuất bản Bách khoa toàn thư Britannica có tiếng vang toàn thế giới, được sáng lập tại thành phố Edinburgh, Vương quốc Anh.

Năm 1902, trụ sở chính của hãng xuất bản Bách khoa toàn thư Britannica di chuyển đến thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, Mỹ, tiền vốn đã được quốc tế hóa, nhưng vẫn giữ nguyên tên cũ. Đến năm 1943, hãng xuất bản được mua lại bởi W. Benton, Phó hiệu trưởng Trường đại học Chicago, bản quyền thuộc sở hữu của Trường Đại học Chicago.

Năm 1974, bản thứ 15 của bộ Bách khoa toàn thư Britannica hoàn toàn mới mẻ ra đời, phá vỡ mô thức bách khoa toàn thư kiểu tiêu chuẩn truyền thống, chia toàn thể bộ sách thành ba bộ phận: “Tường biên”, “Giản biên”“Loại mục”, tổng cộng 30 cuốn.

  • “Tường biên” gồm 19 cuốn, 4.207 điều mục vừa và dài, mỗi điều mục hơn 1.000 từ đơn trở lên, ảnh minh họa có 4.000 bức đen trắng, 160 bức màu.
  • “Giản biên” gần 10 quyển, 102.214 điều mục ngắn, bình quân mỗi mục 137 từ đơn, ảnh minh họa, có 12.000 bức đen trắng, 4.000 bức màu.
  • “Loại mục” gồm một cuốn.
  • Bản Bách khoa toàn thư Britannica in năm 1985 tăng thêm hai cuốn “hướng dẫn tra cứu”.

Sau khi quốc tế hóa, Hãng xuất bản Bách khoa toàn thư Britannica, ngoài việc xuất bản những bộ Bách khoa toàn thư Britannica định kỳ, hãng còn xuất bản bổ sung bộ Bách khoa toàn thư hằng năm, như “Niên giám tư liệu thế giới Britannica”, “Niên giám y học Britannica” “Bách khoa toàn thư thiếu niên”, v.v…

Britannica Education hiện đã có phiên bản số hóa hoàn toàn, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.

Doanh số của bộ Bách khoa toàn thư Britannica bản thứ 15 xuất bản năm 1979 là 275 triệu đô-la Mỹ. Tổng số lượng tiêu thụ bộ bách khoa toàn thư này trong năm 1986 là 15 vạn bộ.

Hiện nay, Britannica Education có 7.000 công nhân viên chức làm việc trên khắp thế giới.

Other News

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *